CÁC CÁCH PHÂN BIỆT HÀNG ÚC CHUẨN
Ngoài phương pháp check mã vạch thực phẩm chức năng hoặc lựa chọn các hãng thực phẩm chức năng nổi tiếng thì còn có những cách nào để nhận biết thực phẩm chức năng hàng xách tay thật giả, chất lượng tốt hay không?
Cách 1: Đánh giá về giá cả sản phẩm
Hàng hoá, đặc biệt là các dòng sản phẩm thực phẩm chức năng chăm sóc cơ thể thì bạn đừng nên HAM RẺ. Vậy bạn phải làm sao để biết mình mua phải hàng tốt hay không?
1. Tìm hiểu kĩ sản phẩm bạn định mua trên các website bán hàng xách tay khác nhau để so sánh về HÌNH THỨC SẢN PHẨM và GIÁ CẢ:
- Tên sản phẩm
- Quy cách đóng gói (chai thuỷ tinh, chai nhựa, số lượng viên trong 1 hộp/khối lượng hộp…)
- Xuất xứ sản phẩm
- Mẫu mã sản phẩm
- Hạn sử dụng
- Giá thành sản phẩm.
Thường thì các mặt hàng giống nhau giá cả chỉ chênh nhau chút đỉnh do người bán hàng tính lời nhiều hay ít đi 1 chút thôi. Chứ cùng 1 loại mặt hàng mà tự dưng bạn lại thấy 1 shop bán giá rẻ quá nhiều so với thị trường thì bạn phải đặt ra câu hỏi: Tại sao shop lại bán hàng rẻ hơn các shop khác nhé.
2. Tìm hiểu về shop bán món hàng xách tay các bạn cần mua Việt Nam:
Bạn xem shop có FB/Page nào không, xem review của khách trên đó hoặc nguồn hàng họ nhập vào có minh bạch với chứng từ mua hàng đầy đủ hay không. Tránh shop nhập hàng thùng thùng mà lèo tèo vài cái invoice mờ nhạt với ngày tháng năm thật cũ.
3. Tìm hiểu sản phẩm tại các Store phân phối sản phẩm đó tại Úc thông qua Invoice (hoá đơn mua hàng) người bán cung cấp:
Mình thường tìm mua hàng ở các hiệu thuốc hoặc siêu thị lớn ở Úc và invoice mình trả khách cũng là từ các hệ thống này, mình liệt kê ra đây để các bạn tìm hiểu và tham khảo:
- Chemist Warehouse: www.chemistwarehouse.com.au
- Priceline Pharmacy: www.priceline.com.au
- Woolworths: https://www.woolworths.com.au/
- Coles: https://www.coles.com.au/
- Adore Beauty: https://www.adorebeauty.com.au/
- Sephora: https://www.sephora.com.au/
- ...
Cách 2: Cảm quan về sản phẩm:
Bạn nên dùng toàn bộ cảm nhận của mình để đánh giá về sản phẩm bạn muốn mua nhé:
1. Nhãn mác, thông tin trên từng sản phẩm:
1.1. Hàng nội địa Úc thường có màu sắc rất ĐẸP & SẮC SẢO, chữ in nhãn mác rõ ràng sắc nét, mực in không phai và đương nhiên là sẽ không có lỗi chính tả rồi, và luôn luôn có những thông tin sản phẩm sau:
- Tên sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Nhà sản xuất
- Dung tích (ml/g/kg…)
- Hướng dẫn sử dụng
- Thành phần
- Hạn sử dụng (HSD) hoặc batch code thể hiện năm sản xuất hoặc lô sản xuất của món hàng đó
- Quy định về bảo quản (Dưới 25 độ C, dưới 30 độ C…)
- Mã vạch: Mỗi 1 sản phẩm đều có 1 mã vạch duy nhất, nên để biết thông tin về sản phẩm, bạn chỉ cần tra mã vạch trên google là sẽ biết được cụ thể thông tin về sản phẩm đấy: Tên hãng, tên sản phẩm, nơi sản xuất ...
- Thông tin cụ thể về nhà sản xuất minh bạch, rõ ràng trên từng sản phẩm:
- Tên pháp lý
- Địa chỉ công ty
- Số điện thoại
- Số fax (nếu có)
- Địa chỉ email
- Website của công ty.
1.2. Hàng kém chất lượng thì thường có bao bì nhãn mác nhìn rất xấu và phèn. Mình đang đề cập đến hàng made in Úc nhưng không được người Úc sử dụng. Vì đây là các dòng sản phẩm do người Việt, Tàu, ... mượn đất Úc để đăng ký sản xuất và bán xuất khẩu chứ KHÔNG ĐƯỢC TIÊU THỤ TRONG NƯỚC ÚC, chất lượng không được đảm bảo và không được mình đánh giá cao về độ an toàn khi dùng. 100% các bạn quen dùng hàng ngoại sẽ nhận ra được sự khác biệt này ngay lập tức vì:
- Mẫu mã hàng hoá thường nhìn rất tồi tàn, đơn giản
- Màu sắc nhờ nhờ, nhìn không sắc nét, không bắt mắt
- Có thể sẽ không có đầy đủ các thông tin về nhà sản xuất mình nêu ở trên.
2. Nguồn gốc hàng hoá:
2.1. Hàng chính ngạch thì họ sẽ có giấy tờ pháp lý đầy đủ, khi mua hàng họ sẽ đưa cho bạn hoá đơn đàng hoàng.
2.2. Hàng xách tay thì phải yêu cầu xem hoá đơn mua hàng.
- Đã bán hàng air thì ai cũng phải có hoá đơn mua hàng của tất cả các loại mặt hàng. Các nhà thuốc/siêu thị 100% sẽ xuất hoá đơn bán hàng cho bạn mỗi khi bạn mua hàng, với đầy đủ thông tin: Tên shop, số điện thoại, địa chỉ, ABN (số đăng ký kinh doanh của Úc)… Các bạn nên yêu cầu cho xem hoá đơn mua hàng gốc nhé. Vì có quá nhiều bạn ở Việt Nam băn khoăn không biết một hoá đơn mua hàng "xịn” ở Úc nhìn như thế nào. Hoá đơn bên này các shop đều tự in, nhưng phải có đầy đủ thông tin hợp pháp theo quy định của Sở Thuế của Úc.
- Hoá đơn mua hàng chuẩn (thứ tự có thể thay đổi trên dưới tuỳ hiệu thuốc), nhưng thường gồm:
- Logo của công ty
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ doanh nghiệp
- Số điện thoại
- Số fax (nếu có)
- Số đăng ký kinh doanh của Úc: ABN Number
- Tên hoá đơn thuế giá trị gia tăng là: TAX INVOICE
- Ngày tháng, giờ, phút mua hàng
- Số hoá đơn (docket)
- Tên người bán hàng
- Mục chi tiết tên sản phẩm, quy cách sản phẩm, số lượng mua, giá, tổng tiền, tổng tiền thuế GST (là thuế giá trị gia tăng VAT 10% như của VN)
- Phương thức thanh toán (tiền mặt/ EFTPOS): Bên này thường thanh toán bằng thẻ nên sẽ có thông tin về ngân hàng mà shop/ hiệu thuốc đang sử dụng để thu tiền khách
- Phần đáy sẽ thường là: Xin cảm ơn quý khách. Xin vui lòng giữ lại hoá đơn để đổi/ trả hàng trong vòng (7/14…) ngày, website của công ty.
- Ví dụ hoá đơn từ Chemist Warehouse shop thường mua hàng và gửi về cho khách:
LƯU Ý: Các hiệu thuốc lớn bên này quy định mỗi 1 khách chỉ được mua tối đa 4 hộp sữa bột/lần; hoặc 1 hộp thuốc điều trị/lần (Ví dụ thuốc chống đột quỵ Cartia, tẩy giun Combantrin, thuốc đặt phụ khoa Canesten, ...) nên hàng của mình mỗi loại chỉ có 1 ít, chứ không có hàng thùng. Các bạn lưu ý nhé, khi đến shop hàng xách tay nào mà người ta có hàng thùng sản phẩm cùng loại thì phải kiểm tra cẩn thận.
3. Quy cách đóng dập (seal) nắp sản phẩm:
- Toàn bộ các sản phẩm Úc đặc biệt là hàng vitamins & thực phẩm chức năng (tiêu thụ trong thị trường nội địa Úc) đều được seal rất chặt chẽ. Trừ một số loại vitamin như elevit, Ostelin D3 không có tem hãng mà chỉ đậy nắp giấy bình thường. Mình đều có lưu ý trong mục thông tin sản phẩm hoặc quay clip về sản phẩm post lên Page cho khách biết.
- LƯU Ý: Thường 1 thùng hàng mình gửi về an toàn tới Việt Nam phải trải qua tầm 10 lần kiểm tra (bên nhận hàng, gửi hàng, an ninh sân bay 2 đầu, hải quan… nên nhiều lúc mình cũng có 1 vài sản phẩm bị mở ra (do hải quan họ mở ra để kiểm tra có chất cấm bên trong hay không) mà mình không biết hết được, đến khi giao cho khách mới biết là hàng đã bị mở. Đây là sơ suất trong quá trình kiểm hàng ở Việt Nam không thể tránh khỏi vì mình thường gửi nhiều mặt hàng về một lúc, đây là cố ngoài ý muốn và cũng rất hiếm gặp, và mình có hỗ trợ đổi trả hàng cho khách nếu bạn có quay lại video lúc unbox (mở hộp hàng) khi nhận hàng.
4. Cảm giác của bạn thế nào về sản phẩm/về người bán:
- Cảm giác của bạn khi cầm trên tay sản phẩm hoặc bạn thấy người bán hàng thế nào, có đáng tin hay không. Nếu cảm giác của bạn về người đó hoặc món hàng đó không tốt, thì tốt nhất là bạn không nên mua sản phẩm của họ.
- Còn nếu người bán có thông tin mua hàng rõ ràng, cung cấp được chứng từ mua hàng đầy đủ, không bị khách hàng complain "bóc phốt" trên các trang mở (FB/Page) thì các bạn có thể tin tưởng mua hàng từ họ. Và khi nhận hàng đừng quên kiểm tra sản phẩm theo check list mình đã nêu ở trên.